Phân khúc BĐS cao cấp: Không bất ổn như dự báo

Vừa qua, thị trường bất động sản (TTBĐS) nổi lên quan điểm của các chuyên gia trong ngành về sự bất ổn tiềm ẩn khi nguồn cung phân khúc cao cấp đang có dấu hiệu phát triển “nóng”. Trao đổi về điều này, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Phú Long – ông Phùng Chu Cường đã có những chia sẻ với Batdongsan.com.vn.

– Như ông thấy, thời gian qua rất nhiều ý kiến nhận định tỏ ra lo lắng về dấu hiệu “lệch pha” phân khúc BĐS cao cấp trong khi thiếu sản phẩm căn hộ quy mô vừa và nhỏ. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?



Ông Phùng Chu Cường,Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Phú Long
Ông Phùng Chu Cường,Tổng giám đốc

Công ty Địa ốc Phú Long

Nhu cầu về nhà ở thời gian tới sẽ rất lớn ở tất cả các phân khúc thị trường. Theo đó, sự phát triển nguồn cung là điều tất yếu. Từ đầu năm 2016 đến nay, thị trường chứng kiến sự cải thiện rõ rệt nguồn cung phân khúc cao cấp, đặc biệt có thêm rất nhiều dự án chất lượng.

Theo tôi, sự phát triển này dựa trên cơ sở vững chắc của thị trường với các yếu tố nền kinh tế vĩ mô ổn định, nhu cầu BĐS ngày càng tăng. Cụ thể, thời gian qua Việt Nam ký một loạt các Hiệp định thương mại tự do FTA với EU và Hàn Quốc, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP… là những nhân tố tích cực thúc đẩy TTBĐS nói chung.

  • – Thế nhưng, sự lấn át nguồn cung phân khúc cao cấp so với phân khúc bình dân liệu có chứa đựng sự bất ổn?

Tôi nghĩ, sự phát triển TTBĐS chịu tác động lớn từ các yếu tố kinh tế vĩ mô và trong bối cảnh chung hiện nay, sự phát triển này không tới mức bất ổn như dự báo.

Như chúng ta biết, các yếu tố vĩ mô từ năm 2015 đến nay có những chuyển biến tích cực với nhiều con số ấn tượng về GDP tăng cao, lạm phát giảm, lãi suất vay biến động ở mức hợp lý,…  sẽ có xu hướng hỗ trợ TTBĐS phát triển bền vững. Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư có nhận thức rõ, hiểu biết sâu sắc hơn về thị trường, từ đó đưa ra nhiều chiến lược đầu tư bài bản và chuyên nghiệp hơn.

Đồng thời, TTBĐS hiện nay có sự cạnh tranh quyết liệt, vì thế các doanh nghiệp không kỳ vọng siêu lợi nhuận như những năm trước đây mà chỉ mong đạt được tỉ suất lợi nhuận bình quân như các ngành khác.

Ngoài ra, niềm tin của người tiêu dùng, của các nhà quản lý doanh nghiệp đều ở mức tích cực. Nhiều dự án hạ tầng lớn ở cả Hà Nội và Tp.HCM đã hoàn thành hoặc đang tích cực triển khai. Dân số ở 2 thành phố lớn có tỷ lệ tăng cơ học ở mức 2%. Số lượng tiêu thụ BĐS và giá bán đều được cải thiện theo chiều hướng tích cực.

  • – Nói như vậy, chúng ta có cơ sở để không đáng lo ngại về sự phát triển nguồn cung phân khúc cao cấp hiện nay?
  •  
  • Thị trường hiện nay đã có sự khác biệt so với thời kỳ cách đây 6-7 năm. Đó là, người mua đa phần là người sử dụng, các nhà đầu tư cũng có nhưng đều hướng đến đầu tư dài hạn chứ không lướt sóng như trước đây.
  •  
  • Bản thân các chủ đầu tư cũng có sự điều chỉnh để thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng. Trước đây, căn hộ cao cấp thường có diện tích rất lớn, giá trị lớn nên khó bán. Còn hiện nay, căn hộ cao cấp có thể chỉ 50- 60m2, và phổ biến từ 70-100m2, nên giá bán cũng hợp lý hơn, hướng đến đại chúng hơn. Ngoài ra, các dự án đều được bổ sung thêm nhiều tiện ích và dịch vụ khép kín, tạo giá trị gia tăng cho khách hàng. Thị trường cũng đã có sự thanh lọc, phần lớn các chủ đầu tư hiện nay là những doanh nghiệp có tiềm lực, không những trụ vững trong khủng hoảng mà còn tiếp tục phát triển. Đây là những yếu tố cơ bản tạo sự phát triển lành mạnh cho thị trường BĐS nói chung, phân khúc cao cấp nói riêng.
  •  



  • thị trường BĐS 2016
    Sự phát triển của TTBĐS chịu tác động lớn từ các yếu tố kinh tế vĩ mô và trong bối cảnh chung hiện nay sự phát triển này không tới mức bất ổn như dự báo
  • – Cũng có một số dự báo thời gian này, nguồn cung phân khúc cao cấp đang chững lại, ông nghĩ sao?
  •  
  • Tính từ đầu năm 2015 đến nay, thị trường BĐS tích cực với tỷ lệ giao dịch thành công tăng từ 50-60% so với năm 2014 (VNREA), trong đó giao dịch phân khúc cao cấp chiếm tỷ lệ đáng kể.
  •  
  • Theo thống kê, lượng căn hộ cao cấp chiếm khoảng 60% tổng số nguồn cung mới trên thị trường, đóng vai trò chủ đạo của lượng cung. Nhiều nhà đầu tư BĐS thứ cấp đã tích cực quay lại thị trường bởi kỳ vọng về sự tăng trưởng của BĐS cũng như suất sinh lợi của các sản phẩm BĐS là căn hộ cao cấp. Ngoài ra, thu nhập bình quân của các hộ gia đình tăng lên tác động lớn đến khả năng mua các BĐS cao cấp.
  •  
  • Thời gian này, nguồn cung mới BĐS phân khúc cao cấp đã có dấu hiệu chững lại, đa phần các sản phẩm tung ra thị trường là từ những dự án cũ với chính sách bán hàng mới.
  •  
  • – Sự phát triển vượt bậc về nguồn cung phân khúc cao cấp chắc hẳn sẽ đối diện với sức cạnh tranh khốc liệt thời gian tới, thưa ông?
  •  
  • Từ năm 2015 đến nay, thị trường diễn ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp BĐS, đặc biệt trong phân khúc cao cấp.
  •  
  • Sự cạnh tranh của các dự án không chỉ về vị trí, thiết kế hợp lý, giá bán, lịch thanh toán, chính sách bán hàng linh hoạt mà quan trọng nhất phải là chất lượng của sản phẩm, có nhiều tiện ích dịch vụ khép kín, dịch hậu mãi, chăm sóc khách hàng, dịch vụ quản lý BĐS chuyên nghiệp và đặc biệt là uy tín của chủ đầu tư.
  •  
  • Những doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ những yếu tố này có thể tự tin với khả năng tiêu thụ nguồn sản phẩm của doanh nghiệp mình và dự án sẽ được nhiều khách hàng, nhà đầu tư đón nhận.
  •  
  • Xin cảm ơn ông!

Nguyệt An
(Theo Tuổi trẻ Online)

Nguồn: Batdongsan.com.vn

Trả lời

Call Now Button
%d bloggers like this: